SỞ Y TẾ VĨNH PHÚC BỆNH VIỆN TÂM THẦN
Số :11/QĐ- BVTT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc Vĩnh Phúc, ngày 06 tháng 02 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH CỦA GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN TÂM THẦN
(V/v: Ban hành Quy định sử dụng thuốc và điều trị )
GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN TÂM THẦN
Căn cứ vào Quy chế Bệnh viện ban hành theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế, Số: 1895/1997/BYT ngày 19/9/1997;
Căn cứ QĐ số 1947/2000QĐ BYT, ngày 23/6/2000 của Bộ y tế quy định tạm thời phân cấp quản lý cán bộ, công chức trong ngành y tế;
Căn cứ chỉ thị 05/2004/CT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ngày 16/4/2004 về việc chấn chỉnh công tác cung ứng sử dụng thuốc trong Bệnh viện;
Căn cứ QĐ số 5058 ngày 31/ 12/2003 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc thành lập Bệnh viện tâm thần;
Theo đề nghị của hội đồng thuốc và Điều trị Bệnh viện họp ngày 30/01/2015.
QUYẾT ĐỊNH
Điều I: Nay ban hành kèm theo quyết định này:
1. Quy định sử dụng thuốc và điều trị nội, ngoại trú.
2. Danh mục thuốc cấp điều trị cho bệnh nhân, kê đơn, điều trị ngoại trú.
Điều II: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, tất cả các quy định trước đây trái với quy định của quyết định này đều bãi bỏ.
Điều III: Các Ông(Bà) trưởng phòng, trưởng khoa và tất cả các cán bộ nhân viên thực hiện nghiêm chỉnh quyết định này.
Nơi nhận: - BGĐ(C/đ); - Các khoa, phòng (T/h) ; - Lưu văn thư. |
GIÁM ĐỐC |
QUY ĐỊNH SỬ DỤNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số:……/QĐ-BVTT ngày 06 tháng 02 năm 2015
của Giám đốc BVTT tỉnh Vĩnh Phúc )
Để phù hợp với tình hình hoạt động chuyên môn, bệnh viện quy định sử dụng thuốc và điều trị như sau:
A. QUY ĐỊNH CHUNG
1. Tôn trọng quy định sử dụng thuốc trong dược điển (VIDAL) trên tinh thần: Đơn trị liệu là chính, chỉ phối hợp thuốc khi cần thiết.
2. Thực hiện nghiêm chỉnh các hình thức hội chẩn: hội chẩn khoa, hội chẩn liên khoa, hội chẩn bệnh viện thu hẹp, hội chẩn toàn bệnh viện.
3. Sử dụng thuốc phải hợp lý, an toàn, hiệu quả và kinh tế.
4. Thuốc phải được đảm bảo đến cơ thể người bệnh.
5. Khi sử dụng thuốc phải theo dõi tác dụng không mong muốn ( có sổ theo dõi tác dụng không mong muốn, ghi chép trong hồ sơ bệnh án và báo cáo bằng văn bản cho khoa dược).
6. Phải thực hiện đúng các quy định về bảo quản, cấp phát, sử dụng thuốc và thanh toán tài chính ( nếu có)
7. Hội đồng thuốc và điều trị phải tham mưu tư vấn thường xuyên, kịp thời cho giám đốc về cung ứng, sử dụng thuốc an toàn hợp lý và hiệu quả cụ thể hoá các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện bệnh viện.
B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I . MỘT SỐ QUY ĐỊNH SỬ DỤNG THUỐC
- Y lệnh sử dụng thuốc phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào hồ sơ bệnh án gồm: tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, đường dùng, thời gian sử dụng, không viết tắt, thuốc y lệnh được ghi theo trình tự: thuốc tiêm đường tĩnh mạch, tiêm bắp, thuốc viên, thuốc nước, tiếp đến các đường dùng khác. Nguyên tắc ghi: thuốc tiêm trước, thuốc uống sau, thuốc bệnh trước, thuốc bổ sau
- Thuốc sử dụng phải phù hợp với chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng.
- Dùng thuốc phải phù hợp với tuổi, cân nặng, tình trạng cơ thể, cơ địa, để hiệu quả mà ít tốn kém.
- Không sử dụng đồng thời những thuốc tương kỵ ,tương tác bất lợi, các thuốc có cùng tác dụng trong cùng một thời điểm.
- Tùy theo tình trạng của người bệnh mà thầy thuốc ra chỉ định đường dùng thuốc cho phù hợp. Tuyệt đối không sử dụng bệnh nhân là người thử nghiệm trong việc sử dụng thuốc điều trị.
- Đối với thuốc bình thản, thuốc bổ biệt dược mới: Mỗi đợt sử dụng không quá 10 ngày, khoảng cách giữa hai đợt tối thiểu là 2 tuần.
- Đánh số thứ tự theo số ngày dùng các thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, kháng sinh, corticoide, thuốc bổ thế hệ mới.Thuốc gây nghiện phải ghi bằng chữ và số)
- Thuốc dùng theo liều tăng dần. Phải dùng liều thuốc tối thiểu mà khống chế được bệnh.
- Bác sỹ điều trị thăm khám ngày 02 lần và cho chỉ định thuốc 02 ngày/ lần.Trường hợp bệnh nặng,bệnh nhân kích động, bệnh nhân có diễn biến thì bổ xung thuốc theo thời điểm diễn biến bệnh.
- Nghiêm cấm:
+ Cán bộ nhân viên,khoa phòng bán thuốc cho người bệnh, người nhà bệnh nhân khi bệnh nhân đang điều trị nội, ngoại trú.
+ Bác sĩ tự ý kê những thuốc trong danh mục thuốc chữa bệnh hiện có trong bệnh viện cho người nhà đi mua.
II. NHỮNG TRƯỜNG HỢP DÙNG THUỐC PHẢI CÓ Ý KIẾN CỦA LÃNH ĐẠO BỆNH VIỆN.
- Bệnh nhân dùng nhiều thuốc an thần kinh mới một lúc, thuốc ngoài danh mục bảo hiểm( nếu có). thuốc đắt tiền.
- Trường hợp bệnh nhân phải dùng thuốc liều cao, quá cao sau khi đã được hội chẩn khoa.
- Bệnh nhân động kinh, tâm thần có bệnh cơ thể nặng kèm theo.
- Bệnh nhân cấp thuốc bình thản và một số thuốc không trong danh mục thuốc được cấp
III. NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHẢI TỔ CHỨC HỘI CHẨN KHOA, LIÊN KHOA.
- Bệnh động kinh, tâm thần phân liệt mới phát hiện bắt buộc hội chẩn khoa, liên khoa
- Bệnh nhân khó chẩn đoán, khó điều trị, tiên lượng xấu.
- Bệnh nhân điều trị không hiệu quả,bệnh nhân có bệnh cơ thể kèm theo
- Bệnh nhân có nhiều chẩn đoán, hoặc khi thay đổi chẩn đoán trong thời gian điều trị.
- Bệnh nhân dùng thuốc an thần kinh liều cao, phối hợp nhiều loại thuốc an thần kinh, chống động kinh một lúc.
- Bệnh nhân vào viện sau khi có chẩn đoán xác định mà điều trị 10 ngày không có hiệu quả, bác sỹ điều trị phải mời bác sỹ trưởng khoa hội chẩn và cho ý kiến hướng chẩn đoán và điều trị tiếp theo
- Bệnh nhân có dấu hiệu chỉ điểm khác với chẩn đoán bệnh trước đây.
- Khi dùng kháng sinh liều cao trên quy định hoặc kéo dài quá 10 ngày.
IV. NHỮNG TRƯỜNG HỢP PHẢI MỜI HỘI CHẨN BỆNH VIỆN
- Trường hợp khó chẩn đoán, khó điều trị, khó tiên lượng mà hội chẩn khoa, hội chẩn liên khoa không thống nhất được.
- Khi dùng thuốc bình thản, thuốc bổ biệt dược mới kéo dài hơn 15 ngày.
- Khi cần thay đổi thuốc hoặc liều thuốc trong lần hội chẩn bệnh viện trước
- Những trường hợp cần sử dụng thuốc ngoài danh mục thuốc theo quy định.
- Khi người bệnh có bệnh lý chuyên khoa khác, vuợt quá khả năng điều trị.
- Khi tình trạng bệnh cần thời gian điều trị vượt quá 90 ngày.
V. THỜI GIAN NẰM VIỆN
- Mỗi đợt nằm viện không quá 90 ngày.
- Những trường hợp nằm lâu, gia đình không đến đón thì khoa giải quyết cho ra viện theo "Quy trình điều trị, chăm sóc và quản lý người bệnh nội trú".
VI. NGƯỜI BỆNH ĐIỀU TRỊ NỘI NGOẠI TRÚ
1. Người bệnh điều trị nội ngoại trú khi:
- Người bệnh điều trị nội trú đã ổn định. Thời gian điều trị nội ngoại trú không quá 10 ngày. Khi cho điều trị nội ngoại trú, bác sĩ điều trị phải ghi vào bệnh án, có người nhà viết đơn bảo lãnh, báo cáo cho khoa,phòng KHTH thông qua giao ban. Nếu qúa thời hạn bệnh nhân không khám lại, khoa giải quyết cho ra viện vắng mặt
( Lưu ý: Giấy bảo lãnh theo mẫu của bệnh viện).
2. CÊp thuốc nội ngoại trú.
- Cấp các loại thuốc hướng tâm thần với liều cho phép, trường hợp bệnh nhân dùng liều quá cao so với liều quy định phải được sự đồng ý của lãnh đạo bệnh viện.
- Chỉ cấp thuốc bình thần, thuốc hướng thần thế hệ mới và một số thuốc khác với liều thấp hoặc trung bình, sau khi được sự đồng ý của lãnh đạo bệnh viện.
- Trên phiếu cấp thuốc ghi rõ “ Người bệnh điều trị ngoại trú”.
- Với bệnh nhân điều trị nội ngoại trú cán bộ hành chính khoa trực tiếp đi duyệt, lĩnh thuốc về khoa và giao cho người nhà bệnh nhân tiếp tục quản lý.
Thời gian cấp thuốc điều trị nội ngoại trú tối đa 10ngày.
VII. ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ, CẤP THUỐC TẠI KHOA KHÁM BỆNH
1. Đối tượng:
- Tất cả những người bệnh sử dụng thuốc do khoa Khám bệnh cấp đều thuộc người bệnh điều trị ngoại trú.
- Tất cả người bệnh điều trị ngoại trú phải có giấy giới thiệu của địa phương hoặc bảo hiểm y tế theo tuyến
- Bệnh nhân điều trị ngoại trú tại khoa khám bệnh bắt buộc phải có bệnh án ngoại trú. Bác sỹ khám điều trị làm hồ sơ bệnh án, chỉ định thuốc, chỉ định khác, thời gian khám lại,theo đúng quy trình hồ sơ bệnh án
3, Cấp sổ điều trị bệnh mạn tính:
- Chỉ cấp sổ cho những trường hợp đã nằm điều trị nội trú tại bệnh viện và được chẩn đoán là bệnh động kinh, tâm thần phân liệt, theo đúng quy định cấp sổ
- Các trường hợp mắc bệnh cần dùng thuốc giảm đau gây nghiện muốn được cấp sổ phải có chẩn đoán và đơn của bệnh viện chuyên khoa và được lãnh đạo duyệt. Thực hiện quản lý thuốc và mẫu sổ theo đúng quy định của Bộ Y tế.
- Sổ điều trị bệnh mãn tính ghi rõ thời hạn có giá trị của sổ, 12 tháng đối với bệnh tâm thần phân liệt và động kinh. Khi hết thời hạn trên mà cần phải điều trị tiếp thì thay sổ.
4, Cấp thuốc điều trị ngoại trú:
- Trưởng, Phó khoa Khám bệnh ( hoặc người phụ trách) được cấp một số thuốc cho bệnh nhân điều trị ngoại trú không phải duyệt (Có danh mục, liều lượng thuốc và thời gian được cấp kèm theo).
- Uỷ quyền cho Trưởng, Phó khoa Khám bệnh( hoặc người phụ trách) được ký duyệt phiếu cấp thuốc của các bác sỹ thuộc khoa Khám bệnh theo danh mục, liều lượng và thời gian được cấp kèm theo.
- Người nhà của người bệnh trực tiếp lĩnh thuốc tại khoa dược của bệnh viện. Trường hợp bệnh nhân dùng liều quá cao,hoặc thuốc thế hệ mới thì phải xin ý kiến lãnh đạo duyệt trước sau đó mới được cấp.
- Thời gian cấp thuốc điều trị ngoại trú 1 đợt tại khoa khám bệnh tối đa 01 tháng.
VIII. CUNG ỨNG VÀ BẢO QUẢN THUỐC
- Xuất, nhập thuốc.
- Dự trù và bảo quản thuốc.
- Dự trù thuốc
- Bảo quản thuốc
- Mọi nguồn thuốc trong bệnh viện: Mua,viện trợ đều phải kiểm, nhập theo đúng quy định.
- Thuốc nhập kho phải đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quy định.
- Dược sỹ khoa dược cấp thuốc hàng ngày và thuốc bổ xung theo y lệnh riêng ngày nghỉ, ngày lễ được cấp vào hôm trước.
- Thực hiện 03 kiểm tra 05 đối chiếu trước khi giao cho cán bộ khoa, hoặc người nhà bệnh nhân theo quy định.
- Tuyệt đối không tự ý thay đổi thuốc.
- Dược sỹ khoa dược phải nắm được quy định cấp thuốc của bệnh viện, tham mưu cho bác sỹ về sử dụng thuốc an toàn hợp lý, hiệu quả và kinh tế
- Phải thông báo kịp thời những thông tin về thuốc mới như tên thuốc, thành phần, tác dụng dược lý, tác dụng phụ, liều áp dụng điều trị.
- Điều dưỡng hành chính khoa sau khi tổng hợp thuốc theo đúng y lệnh, phiếu lĩnh thuốc được ghi rõ ràng, không tẩy xóa, ghi đúng mẫu quy định theo thuốc thường hay thuốc hướng tâm thần hoặc gây nghiện. Duyệt Lãnh đạo trước khi lĩnh thuốc.
- Điều dưỡng lĩnh thuốc phải kiểm tra thuốc kỹ về số lượng, chất lượng, hạn dùng, đối chiếu với phiếu lĩnh thuốc.
- Sau khi lĩnh thuốc phải mang thuốc về khoa ngay và giao cho điều dưỡng chăm sóc khoa để thực hiện y lệnh.
Những trường hợp cấp thuốc ngoài quy định thì phải được Lãnh đạo phê duyệt
- Trưởng khoa dược có trách nhiệm lập kế hoạch dự trù thuốc hàng năm theo đúng thời gian quy định, phải sát với nhu cầu và định mức của bệnh viện.
- Nhu cầu tăng đột xuất phải làm dự trù bổ xung
- Khoa dược luôn đảm bảo đủ thuốc cho bệnh nhân điều trị nội trú, ngoại trú, và thuốc cho bệnh nhân điều trị tại cộng đồng
- Trưởng các khoa, phòng có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi bảo quản thuốc theo đúng quy định của bộ y tế.
- Kho thuốc bệnh viện đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định và phải thực hiện 05 chống: chống nhầm lẫn,quá hạn, mối mọt,trộm cắp, thảm họa.
- Mất thuốc, hỏng thuốc do bất cứ nguyên nhân nào đều phải lập biên bản .Vào sổ theo dõi chất lượng thuốc, quy trách nhiệm và sử lý theo chế độ bồi thường vật chất do giám đốc bệnh viện quy định
- Thành lập hội đồng kiểm kê bệnh viện và tiến hành kiểm kê định kỳ theo quy định hàng tháng với khoa dược và 2 lần trong năm với các khoa lâm sàng. Kiểm tra đột xuất khi có xảy ra vụ việc mất thuốc.
- Thuốc trong khoa, bảo quản trong tủ trực theo đúng quy định.
- Thuốc sử dụng hết trong ngày theo y lệnh, trừ ngày nghỉ, ngày lễ.
- Trong tuần trả lại khoa dược những thuốc dư do thay đổi y lệnh,người bệnh ra viện, chuyển viện hoặc tử vong.Phiếu trả thuốc phải có xác nhận của trưởng khoa điều trị.
- Nghiêm cấm cho cá nhân vay mượn hoặc đổi thuốc.
IX. DUYỆT THUỐC
Giám đốc uỷ quyền cho Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn được:
- Duyệt cấp thuốc điều trị nội, ngoại trú trong phạm vi quy định này.
- Chỉ định điều trị.
- Thay đổi thuốc, liều lượng thuốc khi thấy bất hợp lý và không an toàn.
- ATK, kháng động kinh và chống trầm cảm thế hệ mới.
- Thuốc cấp tại khoa Khám bệnh vượt quá liều và ngoài danh mục trong phụ lục (Ngoài phạm vi quy định này phải được Giám đốc phê duyệt).
X. THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG KIỂM TRA THUỐC
1. Hội đồng kiểm nhập thuốc
- Thành phần: Giám đốc bệnh viện làm chủ tịch. Trưởng khoa dược làm thư ký. Trưởng phòng tài chính kế toán, kế toán dược, người đi mua thuốc, thủ kho làm ủy viên.
2. Hội đồng kiểm kê bệnh viện
- Kiểm kê tháng: Trưởng khoa dược, kế toán dược, thủ kho dược
- Kiểm kê 6 tháng và cuối năm: Giám đốc bệnh viện làm chủ tịch hội đồng. Trưởng khoa dược làm thư ký hội đồng. Trưởng phòng tài chính kế toán, trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, trưởng phòng điều dưỡng, kế toán dược làm ủy viên.
XI. TIẾP XÚC TRÌNH DƯỢC VIÊN
Các cá nhân và Khoa chỉ được tiếp xúc với trình dược viên trong khu vực bệnh viện khi được sự đồng ý của lãnh đạo bệnh viện bằng văn bản theo quy định của Bộ Y tế.
XII. BỆNH NHÂN VÀO VIỆN TRONG GIỜ TRỰC
- Bác sĩ trực có trách nhiệm hoàn thiện bệnh án ngay trong giờ trực.
Ghi chú:
- Phòng KHTH có trách nhiệm tập hợp các thiếu sót để báo cáo Giám đốc bệnh viện và Hội đồng thi đua
- Thành phần hội chẩn bệnh viện như quy chế bệnh viện,
- Thành phần hội chẩn bệnh viện thu hẹp: Các bác sĩ trong khoa, Phòng KHTH hoặc đại diện Ban giám đốc.
- Các cá nhân khoa, phòng nghiêm chỉnh chấp hành qui định này. Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì sẽ phản ánh cho Giám Đốc.
Phụ lục 1
Quy định về Danh mục, liều lượng thuốc thuộc quyền ký duyệt của trưởng, phó khoa khám bệnh và thời gian tối đa điều trị ngoại trú ở khoa khám bệnh
1. Danh mục, liều lượng thuốc được cấp
STT |
Tên thuốc |
Quy cách |
Hàm lượng |
Thời gian (ngày) |
Tổng liều (viên) |
1 |
Diazepam |
viên |
5mg |
10 |
20 |
2 |
Stresam |
viên |
50mg |
10 |
20 |
3 |
Lexomil |
viên |
10mg |
10 |
20 |
4 |
Zolpidem |
viên |
10mg |
10 |
10 |
8 |
Stablon |
viên |
12,5mg |
15 |
45 |
9 |
Serenata (sertralin) |
viên |
100mg |
15 |
15 |
10 |
Fluoxetin |
viên |
20mg |
15 |
30 |
11 |
Venix |
viên |
37,5mg |
15 |
30 |
12 |
Encorat |
viên |
500mg |
15 |
30 |
- Nếu cần chỉ định quá liều trên thì phải duyệt Ban Giám đốc.
- Nếu thuốc có hàm lượng khác thì qui đổi theo hàm lượng trên.
2. Thời gian khám lại bệnh nhân điều trị ngoại trú
STT |
Bệnh/ Rối loạn |
Thời gian khám lại tại cộng đồng (tháng) |
Thời gian khám lại tại Bệnh viện (tháng) |
1 |
Các rối loạn stress |
01 |
|
2 |
Trầm cảm |
01 |
|
3 |
Động kinh |
12 |
01 |
4 |
Tâm thần phân liệt |
12 |
01 |
5 |
Các rối loạn loạn thần khác |
01 |
Quy chế này đã thông qua tại:
Hội nghị giao ban Bệnh viện Tâm thần Vĩnh Phúc, ngày 06 tháng 02 năm 2015
KT.GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN PHÓ GIÁM ĐỐC Bs.Nguyễn Đức Chính |