I. Triệu chứng:

          Dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn tâm thần sau khi sinh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào nhưng biểu hiện lại khác nhau tuỳ thuộc vào từng loại.
1. Baby blues
          Chỉ xuất hiện có một vài ngày hoặc vài tuần có thể bao gồm:
                                      - Lo âu                  - Buồn bã
                                      - Kích thích          - Khóc lóc             - Khó ngủ
2. Trầm cảm sau sinh:
          Trầm cảm sau sinh có thể xuất hiện như các baby blues lúc đầu tiên. Nhưng các dấu hiệu và triệu chứng có cường độ cao hơn và kéo dài.
          Các triệu chứng như:
- Ăn không ngon            - Mất ngủ             - Khó chịu và tức giận
- Qúa mệt mỏi                - Không quan tâm đến vấn để tình dục
- Thiếu niềm vui trong cuộc sống               - Cảm giác xấu hổ hoặc tội lỗi, khóc lóc
- Tâm trạng bất an                   - Khó khăn khi liên kết với bé, không chăm sóc con.
- Suy nghĩ gây tổn thương bé, tự sát.
3. Rối loạn loạn thần sau sinh (thường sau sinh 2-4 tuần):
Các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn tâm thần sau sinh bao gồm:
- Có hoang tưởng hoặc ảo giác
- Bạo lực đối với đứa trẻ
- Nỗ lực để làm hại bản thân hoặc em bé
 

Chẩn đoán

Nguy cơ

Không có tiền sử bệnh tâm thần, 
Buồn sau sinh,
Trầm cảm nặng

Thấp

Đã từng mắc trầm cảm sau sinh,
Rối loạn khí sắc chu kỳ,
Trầm cảm nặng tái diễn

Trung bình

Đã từng mắc trầm cảm sau sinh
và rối loạn trầm cảm tái diễn,
Trầm cảm nặng tái diễn

Cao

Trầm cảm trong thai kỳ,
Đã từng mắc 
rối loạn lưỡng cực, trầm cảm sau sinh

Cao nhất

 
II. Cận lâm sàng
- Xét nghiệm công thức máu, sinh hóa máu thường quy
- Tìm chất ma túy trong nước tiểu: test nhanh 4 hoặc 5 chỉ số.
- Điện não đồ, lưu huyết não, siêu âm Dopller mạch máu não
- Điện tâm đồ, X-quang tim phổi,
- CT Scaner, MRI sọ não
- Trắc nghiệm tâm lý: Test Beck, Zung, thang đánh giá trầm cảm sau sinh, DASS, ...
- Các xét nghiệm chuyên khoa khác.
III. Kế hoạch chăm sóc và điều trị
1. Phương pháp điều trị bằng thuốc
1.1. Baby blues
- Diễn biến trong vòng vài ngày đến một tuần, thường là tự khỏi.
- Vấn đề quan trọng nhất là sự giúp đỡ từ gia đình, người thân và bạn bè, kết nối chia sẻ với các bà mẹ khác.
- Tránh uống rượu, có thể làm thay đổi tính tâm trạng tồi tệ hơn.
- Nếu cần, bác sĩ có thể kê toa thuốc tuyến giáp.
1.2. Trầm cảm sau sinh 
          Trầm cảm sau sinh thường được tư vấn và điều trị bằng thuốc.
- Tư vấn: giải thích hợp lý về tình trạng bệnh, cách chăm sóc con và bản thân sau sinh, tư vấn về cuộc sống,…
- Thuốc chống trầm cảm: Cân nhắc việc sử dụng thuốc và cho con bú bởi một số thuốc sẽ qua đường sữa mẹ. Nên lựa chọn các loại sau:
          Fluoxetin(Prozac), 
Sertralin (Zoloft)
          
Paroxetine (Paxil),         Citalopram (Celexa), 
          
Escitalopram (Lexapro), Venlafaxine (Effexor)
Thời gian: có thể được dùng cho đến khi một năm.
Các thuốc khác
lithium hay acid valproic (Depakote).
- Hormone trị liệu: Estrogen thay thế có thể giúp phục hồi nhanh chóng lượng estrogen giảm khi sinh con, trong đó có thể giảm bớt các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh ở một số phụ nữ.
- Sock điện: tác dụng nhanh và an toàn cho con. Được chỉ định trong trường hợp trầm cảm nặng.
            Với điều trị thích hợp, trầm cảm sau sinh mất đi trong vòng vài tháng. Trong một số trường hợp, trầm cảm sau sinh kéo dài đến một năm. Điều quan trọng để tiếp tục điều trị sau khi bệnh nhân bắt đầu cảm thấy tốt hơn, tuy nhiên ngưng điều trị quá sớm chỉ có thể dẫn đến tái phát.
1.3. Rối loạn loạn thần sau sinh
- Nhập viện điều trị nội trú
- Sử dụng thuốc:
+ Thuốc an thần kinh khi có loạn thần (hoang tưởng, ảo giác, rối loạn hành vi):
Halopridol                               x 5 - 20 mg/ngày, tiêm bắp hoặc uống.
Risperidon 2mg                       x 1 - 6 mg/ngày.
Clozapin 25mg                        x 25 - 100 mg/ngày.
Olanzapine 5mg, 10mg            x 5 - 20mg/ngày.
+ Sử dụng kết hợp thuốc chỉnh khí sắc:
Carbamazepin 200 mg            x 400 - 800 mg/ngày.
Valproat 200, 500mg              x 400 - 2000 mg/ngày.
+ Thuốc giải lo âu, gây ngủ:
          Diazepam                                x 10 - 20 mg/ngày.
- Liệu pháp sốc điện (ECT) được khuyến cáo là tốt.
2. Trị liệu khác
Tâm lý trị liệu: giải thích hợp lý về tình trạng bệnh, cách chăm sóc con và bản thân sau sinh, tư vấn về cuộc sống, liệu pháp nhận thức-hành vi, liệu pháp nhóm, liệu pháp gia đình, thư giãn luyện tập,…
- Châm cứu: Châm cứu giúp thúc đẩy thư giãn sâu, và đôi khi ngủ. Điều này có thể giúp giảm mệt mỏi đi kèm với trầm cảm sau sinh.
- Xoa bóp trị liệu.
- Bổ sung Vitamin các loại, viên sắt, aicd folic, canxi, Omega-3.....
- Lối sống lành mạnh: tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng, nước, khoáng chất, tránh uống rượu, các chất kích thích.
3. Lưu ý:
- Một số thuốc được bài biết qua đường sữa mẹ nên có thể tác động đến trẻ. Nên cân nhắc tiếp tục cho trẻ dùng sữa mẹ hoặc ăn ngoài.
- Đối với trường hợp trầm cảm nặng hoặc loạn thần sau sinh thì nên cách ly mẹ và con để đảm bảo an toàn cho con. Khi ổn định mới cho tiếp xúc mẹ con và được theo dõi bởi bác sỹ chuyên khoa tâm thần và gia đình.
- Một số trường hợp có thể tái phát bệnh ở những lần sinh nở tiếp theo. Vì vậy cần tư vấn cho gia đình chú ý đến những thay đổi của người mẹ khi sinh đẻ.